59 ứng dụng Trung Quốc bị Ấn Độ cấm vĩnh viễn
Công Nghệ Số Thế Giới Số

59 ứng dụng Trung Quốc bị Ấn Độ cấm vĩnh viễn

3 phút, 50 giây để đọc.

Ứng dụng với nhiều tính năng ưu việt luôn là giải pháp cuộc sống và công việc tuyệt vời cho mọi người trong cuộc sống hiện đại. Con người có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng giúp việc học và công việc đạt hiệu quả tốt hơn. Những ứng dụng có thể được tạo ra từ nước này và sử dụng ở nước khác thông qua việc chuyển đổi ngôn ngữ và đáp ứng nhu cầu chung. Tuy nhiên, một đất nước có thể cấm các ứng dụng của nước khác hoạt động trên phạm vi lãnh thổ và người dùng của mình. Sau đây, hãy cùng etinmoi.com tìm hiểu về thông tin Ấn Độ cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng của Trung Quốc trong bài viết bên dưới.

Ấn Độ yêu cầu ứng dụng Trung Quốc phải tuân thủ quyền riêng tư và bảo mật

Khi lần đầu tiên áp dụng lệnh cấm hồi tháng 6 năm ngoái. Chính phủ Ấn Độ đã cho 59 ứng dụng Trung Quốc cơ hội để giải thích về việc tuân thủ quy định quyền riêng tư và bảo mật. Bộ Điện tử và CNTT Ấn Độ vừa đưa ra thông báo về việc thực hiện lệnh cấm vĩnh viễn. Đối với 59 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm TikTok, WeChat, Baidu, UC Browser hay BIGO Live… Ấn Độ vừa đưa ra thông báo về việc thực hiện lệnh cấm vĩnh viễn đối với 59 ứng dụng của Trung Quốc.
Theo tờ Times of India, khi lần đầu tiên áp dụng lệnh cấm hồi tháng 6 năm ngoái. Chính phủ Ấn Độ đã cho 59 ứng dụng trên cơ hội để giải thích về việc tuân thủ quy định quyền riêng tư và bảo mật.

Ấn Độ yêu cầu ứng dụng Trung Quốc phải tuân thủ quyền riêng tư và bảo mật

Các công ty Trung Quốc được yêu cầu giải trình hoạt động của họ ở Ấn Độ. Bao gồm việc thu thập thông tin và dữ liệu người dùng. Cũng như giải thích cáo buộc sản phẩm công nghệ Trung Quốc được tạo lỗ hổng. Để dễ khai thác, theo dõi. “Chính phủ không hài lòng với phản hồi và giải thích của 59 ứng dụng này. Do đó, lệnh cấm hiện có hiệu lực vĩnh viễn”. Báo Ấn Độ dẫn lời một nguồn tin nội bộ. Được biết, các công ty đã được báo trước về lệnh cấm cách đây 1 tuần.

Ấn Độ đã trừng phạt tổng cộng 267 ứng dụng của Trung Quốc

Tính từ tháng 6 năm ngoái, Ấn Độ đã trừng phạt tổng cộng 267 ứng dụng của Trung Quốc. Khẳng định các ứng dụng này “gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn, quốc phòng của Ấn Độ. Đến an ninh quốc gia và trật tự công cộng”. Mặt khác, những lệnh cấm của Ấn Độ với ứng dụng Trung Quốc thường được liên hệ tới căng thẳng khu vực biên giới giữa 2 quốc gia trên dãy Himalaya.

Ứng dụng xóa phần mềm Trung Quốc trở nên phổ biến

Phổ biến nhất tại Ấn Độ hiện nay là một ứng dụng. Giúp phát hiện và xoá những phần mềm có nguồn gốc từ Trung Quốc trên điện thoại của người dùng. Theo Abacusnews, Remove China Apps đạt được 1 triệu lượt tải về chỉ trong 10 ngày sau khi ra mắt. Đồng thời giữ vị số một trên Google Play Store tại Ấn Độ. Tới nay, ứng dụng đã có hơn 5 triệu lượt tải về tính trên Google Play. Sau khi sử dụng, nếu điện thoại của người dùng hoàn toàn không có phần mềm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ứng dụng sẽ xuất hiện dòng chữ: “Xin chúc mừng. Bạn thật tuyệt vời. Không có ứng dụng Trung Quốc nào bị phát hiện”.

Ứng dụng xóa phần mềm Trung Quốc trở nên phổ biến

Tuy nhiên, ứng dụng cho thấy nhiều kết quả không đồng nhất trong việc xác định đâu là ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thử kiểm tra Remove China Apps trên mẫu điện thoại Oppo Reno 2. Ứng dụng tìm ra Wechat, Weibo, Taobao và trình duyệt UC là phần mềm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Alipay, TikTok (nền tảng video của ByteDance) và PUBG Mobile của Tencent lại không bị phát hiện.

Theo TechCrunch, ghi nhận trường hợp ứng dụng này cho rằng Zoom có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lý do có thể là vì Zoom được tạo ra bởi một người Mỹ gốc Trung. Công ty này cũng gặp những phản đối về việc thông tin của người dùng bị chuyển về máy chủ ở Trung Quốc.

Nguồn: vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *