Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Bệnh đột quỵ gây hậu quả như thế nào?

8 phút, 12 giây để đọc.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ hiệu quả là mối quan tâm của nhiều người. Bởi tai biến mạch máu não được biết đến là một trong những căn bệnh gây ra nhiều tổn thương cho người bệnh. Ngay bây giờ, bạn cần học cách chủ động phòng tránh các dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những mẹo phòng ngừa đột quỵ đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày. Cùng theo dõi nhé!

Đột quỵ là tình trạng gì? 

Đột quỵ là tình trạng gì? 

Đột quỵ (hay đột quỵ não, tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi lượng máu đưa lên não bị ngưng trệ đột ngột. Do mạch máu não bị vỡ hoặc có cục máu đông ngăn cản, chèn ép đường đi của máu. Làm tắc mạch máu não. Khi đó, não bộ sẽ bị tổn thương và dần hoại tử. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân dễ bị hôn mê sâu. Đi kèm với những di chứng nguy hiểm như: Méo miệng, liệt, nói ngọng,…

Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

Các yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

Các yếu tố bệnh lý

  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo. Nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch. Lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành. Cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.
  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
  • Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất. Lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu…

Cách phòng ngừa đột quỵ đơn giản ngay tại nhà

Cách phòng ngừa đột quỵ đơn giản ngay tại nhà

Đột quỵ xảy ra đột ngột và rất hiếm khi có các dấu hiệu báo trước. Vì thế mà rất nhiều trường hợp đã tử vong. Việc hạn chế những tác nhân gây đột quỵ sẽ là một giải pháp tốt trong các cách phòng ngừa đột quỵ. Để phòng ngừa bệnh đột quỵ, bạn cần thực hiện những biện pháp sau đây:

Sống khoa học

+ Một trong những cách để kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi bệnh tật chính là có một lối sống khoa học. Đặc biệt là không uống rượu, bia, hạn chế hút thuốc lá và các chất kích thích,…

+ Để có một cơ thể khỏe mạnh và luôn được thanh lọc, bạn hãy uống 2 lít nước/ngày.

+ Hãy tập thể dục thường xuyên, đây là một cách tuyệt vời để phòng ngừa và hạn chế những hậu quả của đột quỵ. Theo các chuyên gia, tập thể dục với mức độ từ trung bình đến nặng như chạy bộ. Hoặc đạp xe sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. 

+ Tránh thức khuya, suy nghĩ nhiều gây áp lực mà luôn để đầu óc được thoải mái.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Ăn các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ: Cụ thể là những rau có màu xanh đạm như súp lơ, rau muống, bắp cải,… Hay các loại hạt như đậu đen, đầu trắng, bí đỏ,… sẽ có tác dụng giảm cholesterol, làm tăng tuần hoàn máu não.
  • Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa acid béo Omega 3 có trong cá hồi, cá trích, cá ngừ,… Giúp ngăn ngừa sự đông tắc mạch máu.
  • Ăn socola: Trong socola đen có chứa một hàm lượng cacao lớn, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều, tránh tình trạng thừa cân, béo phì rồi gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến.
  • Giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày: Muối làm tăng huyết áp – nguyên nhân chính gây đột quỵ. Theo một báo cáo tại Mỹ, những người tiêu thụ hơn 4.000mg muối mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ. Do thiếu máu não cục bộ cao gấp đôi so với người tiêu thụ ít hơn 1.500mg (tương đương 2/3 thìa muối) mỗi ngày.
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh.
  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích.

Những yếu tố gây đột quỵ

+ Tránh các trạng thái căng thẳng, stress, không thức khuya.

+ Tránh mất ngủ bằng cách tạo môi trường trong sạch, không dùng cà phê, nước chè vào buổi tối.

+ Tránh lạnh đột ngột, không tắm khuya hoặc ở nơi có gió lùa. Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông hay nhiệt độ tăng cao vào mùa hè.

Kiểm soát và đo chỉ số huyết áp thường xuyên

Tăng huyết áp làm gia tăng áp lực thành mạch. Lâu dần sẽ dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bệnh lý này rất hay gặp ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Người có bệnh lý tăng huyết áp không nên chủ quan và cần hết sức thận trọng. Không nên chậm trễ trong việc điều trị.

Để phòng ngừa đột quỵ, bạn cần kiểm soát huyết áp bằng cách tập thể dục thường xuyên. Ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng điều độ, không hút thuốc và cần uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp theo chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi huyết áp đã giảm. 

Những sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Những sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Giới chuyên gia khuyên mọi người nên chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa. Và cải thiện để tránh nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ nguy hiểm bằng cách dùng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Tại Việt Nam, nhiều người tin tưởng sử dụng sản phẩm có thành phần chính là nattokinase. Một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto. Được làm bằng cách lên men đậu tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng. Và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Sản phẩm được bào chế với thành phần chính là enzyme nattokinase sẽ có tác dụng trong việc phòng ngừa. Phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu, kiểm soát huyết áp. Hỗ trợ điều trị đột quỵ não, cải thiện các di chứng liệt. Nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin giúp bạn nắm được cách phòng ngừa đột quỵ. Hãy sử dụng thêm sản phẩm chiết xuất từ thành phần thảo dược tự nhiên đều đặn mỗi ngày. Để giúp ổn định huyết áp. Phòng ngừa đột quỵ cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả bạn và gia đình nhé!

Nguồn: duocphamaau.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *