Cao huyết áp và kiến thức cần biết trong y học cổ truyền
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Cao huyết áp và kiến thức cần biết trong y học cổ truyền

3 phút, 45 giây để đọc.

Cao huyết áp, nguyên phát huyết áp, bệnh tăng huyết áp. Tất cả là chỉ một bệnh thường gặp do áp lực tuần hoàn động mạch tăng cao là chủ yếu. Căn cứ vào sự phát bệnh của hoãn huyết áp cấp và tiến triển của bệnh. Người ta có thể chia ra các loại thể cấp tính và thể mạn tính. Thể cấp tính, trên lâm sàng thường gặp 1 – 5% tổng số bệnh tăng huyết áp. Đặc điểm lâm sàng của bệnh tăng huyết áp mạn tính là kín đáo (ẩn tàng). Quá trình tiến triển chậm, giai đoạn đầu thường biểu hiện triệu chứng: đầu choáng, tai ù và mất ngủ. Ở giai đoạn sau sẽ ảnh hưởng đến chức năng (hoặc biến chứng) ở một số cơ quan (mắt, não, tim và thận).

Cao huyết áp trong y học cổ truyền được chia làm 3 giai đoạn

Tăng huyết áp giai đoạn I: Trên lâm sàng đa phần biểu hiện can dương thượng nghịch. Âm hư dương khang (cang), tâm thận bất giao, xung nhâm bất điều và đàm trọc trung trở… Điều trị phải bình can tiềm dương, tư âm tiềm dương, điều lý xung nhâm và hóa đàm là đại pháp điều trị.

Tăng huyết áp giai đoạn II:Có thể xuất hiện các triệu chứng như trên. Ngoài ra, do bệnh diễn biến đã lâu, bệnh lậu nhập vào lạc mạch… Lạc mạch ứ trở có thể thấy ngực đau tâm thống, âm tổn cập dương có thể thấy khí âm lưỡng hư . Về điều trị, lấy hoạt huyết hóa ứ, tuyên lý thông lạc, khí âm song bổ là đại pháp.

Cao huyết áp trong y học cổ truyền được chia làm 3 giai đoạn

Tăng huyết áp giai đoạn III:Thường xuất hiện các triệu chứng công năng của não, tâm thận bị tổn hại. Vì vậy, bệnh diễn biến lâu ngày thường âm tổn cập dương, xuất hiện âm – dương lưỡng hư, tỳ thận dương hư. Điều trị phải âm – dương cùng bổ, lấy ôn dương lợi thủy làm đại pháp. Ngoài ra, phải chú ý điều trị toàn diện điều tiết tình chí, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kết hợp với luyện tập khí công liệu pháp. Nếu huyết áp vẫn cao phải phối hợp thuốc Trung – tây y làm cho huyết áp hạ xuống mức bình thường, đồng thời tăng cường điều trị theo biện chứng luận trị, kết hợp thêm 1 số thuốc hạ áp đã có tác dụng trên thực nghiệm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.

Người bị cao huyết áp có cần phải ăn kiêng các loại gia vị không?

Người bị cao huyết áp, cholesterol như bạn cần giảm ăn mặn, chứ không phải không nêm gia vị vì cơ thể vẫn cần một lượng muối nhất định. Hành, tỏi cùng một số cây gia vị khác không những không cần kiêng, mà ăn chúng còn tốt cho bệnh của bạn, nên bổ sung vào bữa ăn. Thêm vào đó trong bửa ăn nên có nhiều rau xanh để bổ sung chất xở cho người bệnh. Nên giảm lượng thức ăn mặn xuống thấp nhất có thể. Đồng thời cần bổ sung nhiều vitamin hơn. Thông qua những loại trái cây hoặc rau xanh. Người bị bệnh cao huyết áp không nên ăn quá ngọt hoặc quá mặn.

Người bị cao huyết áp có cần phải ăn kiêng các loại gia vị không?

  • Hành tím (hành ta): theo y học cổ truyền, hành tím có vị cay ngọt, tính ấm. Giúp thông khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ. Theo một số nghiên cứu gần đây của Anh và Trung Quốc, hành tím giúp giảm cholesterol xấu LDL. Từ đó giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, bao gồm cao huyết áp.

  • Hành tây: dùng làm nước ép hoặc nấu ăn, với liều lượng 50-100g mỗi ngày. Có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều trị cao huyết áp.

  • Tỏi: tinh dầu cay trong tỏi giúp thanh lọc cholesterol xấu LDL. Giúp hạ huyết áp nhờ tăng sản xuất oxit nitric và hydrogen sulfit làm giãn nở mạch máu.

  • Gừng: tinh dầu trong gừng giúp tăng khả năng ức chế hấp thu cholesterol của cơ thể. Đồng thời chứa một hợp chất tự nhiên có cấu tạo giống axit salicylic trong thuốc aspirin. Nên làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp.

  • Nghệ: là gia vị giúp hoạt huyết, cũng giúp chống tăng cholesterol xấu và huyết áp.

Xem thêm tin tức y học cổ truyền mới nhất tại đây.

Nguồn: nld.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *