Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm - ung thư thì nên ăn những gì?
Dinh dưỡng Sức Khỏe

Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm – ung thư thì nên ăn những gì?

5 phút, 25 giây để đọc.

Trong thế giới chúng ta không thiếu chất ngăn ngừa và phòng chống ung thư, chúng có mặt trong thực phẩm hàng ngày mà bạn ăn, chỉ là chúng ta chưa biết thôi. Hiện nay, thế giới công nhận một số loại rau có tác dụng phòng chống ung thư như bông cải xanh, măng tây, khoai lang, bắp cải, súp lơ, cần tây, cà rốt … và các loại trái cây như đu đủ, quýt, cam, kiwi … được liệt kê theo thứ tự sau: Khoai lang, măng tây, bắp cải, cần tây, súp lơ, cà tím, củ cải, cà rốt, nấm kim châm, dưa cải bắp, cải thảo.

Thứ tự phân loại hoa quả là: Đu đủ, dâu tây, quýt, cam, kiwi, xoài, mơ, hồng, cà chua, dưa hấu. Để hiểu rõ hơn về tác dụng ngăn ngừa ung thư của rau củ quả, chúng ta cùng tham khảo một số thông tin được eTinmoi giới thiệu dưới đây.

Rong biển

Rong biển

Nghiên cứu y tế hiện đại đã chứng minh rằng rong biển có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần thuốc có lợi cho sức khỏe con người. Rong biển thuộc loại thực vật tính kiềm, nếu ăn thường xuyên sẽ có lợi cho việc cải thiện thể chất của con người hiện đại, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức chống đỡ bệnh ung thư.

Chất sê-len (chất selenium) trong rong biển còn có khả năng chặn đứng sự di căn của các tế bào ung thư, khống chế sự phân chia và sinh trưởng của tế bào ung thư.

Cám lúa mì

Theo nghiên cứu mới đây của Hội Sức Khỏe Mỹ thì cám lúa mì rất giàu chất xơ không hòa tan trong nước nên có khả năng giảm thiểu lượng estrogen trong máu. Vì thế, người ta cho rằng chất xơ này có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài ra, cám lúa mì có tác dụng giúp cơ thể sử dụng năng lượng hữu hiệu từ thức ăn thông qua các chu trình sinh hóa, sự chuyển hóa acid béo và cholesterol do trong cám lúa mì có thành phần pantothennic acid, có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư.

Cà tím

Cà tím

Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng. Chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C và các protein. Trong thực tế, cà tím không chỉ giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp. Mà còn chứa nhiều chất chống ung thư. Khoa học hiện đại khám phá ra rằng, trong cà tím có “solanine”. Chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa.  

Bông cải xanh chứa sulforaphane

Bông cải xanh đã trở thành cơn sốt tại Mỹ sau khi giáo sư Paul Talalay thuộc trường Đại học Y Johns Hopkins công bố tìm ra hoạt chất kì diệu có tên là sulforaphane giúp ngăn ngừa ung thư trong loại siêu thực phẩm này. Sulforaphane có khả năng kích hoạt 200 gen bảo vệ tế bào trong cơ thể. Trong đó, có các gen quy định hoạt tính của enzyme thải độc pha I. Giúp tăng cường hoạt động của những enzyme này; để đào thải các chấy gây ung thư ra khỏi cơ thể.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Qidong, Trung Quốc- nơi có mức độ ô nhiễm không khí trầm trọng và ung thư gan chiếm tỉ lệ cao. Những người tình nguyện được sử dụng nước ép từ mầm bông cải xanh, kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy mầm bông cải xanh giúp tăng đào thải các chất gây ung thư trong không khí như: benzen (mức độ bài tiết tăng 61%), acrolein ( tăng khả năng bài tiết 23%) so với những người không sử dụng.

Củ khoai lang

Củ khoai lang

Khoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư rất rõ rệt. Tỷ lệ ức chế tế bào ung thư của khoại lang đã nấu chín chiếm 98.7%. Còn khoai lang sống chiếm 94,4%. Có được khả năng này là nhờ chất glycolipid có trong khoai lang. Không chỉ vậy, trong thành phần của khoai lang còn có chứa chất dehydro deoxycholic acid. Với tác dụng chính là tiêu diệt tế bào ung thư; giúp hồi phục lại hệ thống miễn dịch suy giảm; phòng ngừa ung thư vòm họng và ung thư kết tràng.

Củ cà rốt

Nghiên cứu cho thấy, carotene trong cà rốt khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Trong thành phần cà rốt còn chứa nhiều acid folic cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chất lignin có trong cà rốt có thể nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể lên đến 2-3 lần, có thể gián tiếp ức chế hoặc tiêu diệt chất gây ung thư và tế bào ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, nguyên tố vi lượng molybdenum trong cà rốt cũng có thể ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn cà rốt là cách để phòng tránh ung thư rất tốt.

Nghệ

Nghệ

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng phòng chống ung thư. Kết quả thực nghiệm lâm sàng đã cho thấy chúng có hiệu quả ngăn ngừa rất mạnh đối với các loại ung thư da, miệng, thực quản, dạ dày và đại tràng ở những đối tượng có nguy cơ cao. Nghệ vàng chứa hàm lượng chất curcumin dồi dào. Có khả năng chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể. Đồng thời, giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự tấn công của các tế bào ung thư.

Nấm hương chứa β-D-Glucosidase

Trong nấm hương có chứa chất β-D-Glucosidase, có thể tăng cường khả năng kháng ung thư cho cơ thể. Nó có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh ung thư ác tính. Như ung thư bạch cầu, thực quản, dạ dày, đại tràng, phổi, gan… Nấm hương không chỉ chứa nhiều β-D-Glucosidase. Mà còn có thành phần của chất cảm ứng interferon có thể xâm nhập vào tế bào ung thư ức chế sự phát triển của khối u. Do đó, các bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, thường xuyên dùng nấm hương. Có thể ức chế sự di căn của tế bào ung thư.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *