máy bay
Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Dịch Covid-19 khiến Garuda Indonesia phải tái cơ cấu để giảm tổn thất

3 phút, 33 giây để đọc.

Garuda Indonesia vừa đặt mục tiêu giảm một nửa đội bay trong kế hoạch tái cơ cấu. Theo Nikkei Asia, Garuda, hiện là hãng hàng không lớn nhất Indonesia, sẽ cắt giảm đội bay nhằm giảm tổn thất kinh tế nhằm duy trì hoạt động trong thời gian xảy ra đại dịch. Garuda Indonesia hiện đang vận hành 142 chiếc nhưng sẽ giảm xuống còn dưới 70 chiếc vào cuối năm 2022. Việc cắt giảm một nửa đội bay — bao gồm cả máy bay sở hữu và máy bay thuê — có thể dẫn đến việc một số lượng lớn nhân viên phải rời đi. Công ty hiện đang có khoảng 5.700 nhân viên.

Garuda Indonesia giảm đội bay do tình hình dịch Covid-19

“Lý do tái cơ cấu là vì đại dịch, số lượng hành khách vẫn còn ít nên không trang trải được chi phí vận hành”, CEO Garuda Indonesia Irfan Setiaputra nói và thừa nhận công ty đã trễ một số khoản tiền thuê máy bay của nhà cung cấp.

Garuda Indonesia giảm đội bay

Trong một báo cáo gửi lên cơ quan chứng khoán Indonesia, hãng cho biết đang triển khai chương trình cho nghỉ hưu sớm. Đây được xem như một phần trong nỗ lực “biến Garuda Indonesia trở thành một công ty khỏe mạnh và thích ứng hơn với việc đối phó những thách thức về hiệu quả kinh doanh trong một kỷ nguyên bình thường mới”.

Không chỉ riêng Garuda đang đối mặt với áp lực tài chính do đại dịch. Tuần trước, các chủ nợ của Thai Airways International đã thông qua kế hoạch tái cơ cấu có thể kéo dài 7 năm. Trong khi đó, Singapore Airlines tuần trước đã công bố khoản lỗ ròng 4,27 tỷ đôla Singapore (3,22 tỷ USD) trong năm tài chính 2020. Trong năm qua, hãng này chỉ có 596.000 lượt khách, giảm 98% so với cùng kỳ.

Hãng bay đang gặp khủng hoảng tài chính

Kế hoạch của Garuda được đưa ra bất chấp gói giải cứu năm ngoái của chính phủ Indonesia, khi Bộ Tài chính đồng ý mua 8.500 tỷ rupiah (593 triệu USD) trái phiếu mới phát hành của hãng để bơm tiền mặt vào công ty.

Hãng bay

Sau hai năm thua lỗ, Garuda Indonesia kiếm được lợi nhuận 6,9 triệu USD vào năm 2019. Nhưng Covid-19 ập đến khiến họ lỗ một tỷ USD trong 9 tháng đầu 2020. Garuda vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh năm ngoái.

Hãng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính khi khoản nợ ròng hợp nhất vào cuối tháng 9/2020 lên tới 6,5 tỷ USD, tăng hơn 300% kể từ cuối năm 2019. Nợ của công ty “đang tăng lên hàng tháng”, theo vị CEO.

Tương tự Garuda Indonesia, Thai Airways cũng thua lỗ nặng

Vì đại dịch, Thai Airways đã lỗ 141,2 tỷ bath, tương đương 4,7 tỷ USD trong năm 2020.

Từ năm 2013, Thai Airways liên tục báo lỗ. Năm 2019, hãng ghi nhận khoản lỗ 12 tỷ bath. Đến năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19; doanh thu của Thai Airways giảm đến 73,8% xuống 48,3 tỷ bath. Và khiến hãng lỗ kỷ lục 141,2 tỷ bath, tương đương 4,7 tỷ USD. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET). Đây là mức lỗ cả năm lớn nhất từ trước đến nay với một doanh nghiệp nước này.

Tương tự Garuda Indonesia,

Do lỗ kỷ lục năm ngoái, vốn chủ sỡ hữu Thai Airways; đã xuống mức âm 127 tỷ bath vào cuối năm. Hãng bay này đang chuẩn bị nộp kế hoạch tái cơ cấu lên tòa án Bangkong; vào ngày 2/3 trong nỗ lực giảm 336,7 tỷ nợ và có lãi trở lại.

Trong một tuyên bố, Thai Airways đánh giá triển vọng sẽ vẫn “tiêu cực”. Dù hãng kỳ vọng hoạt động trong nửa đầu năm sẽ được cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái; khi một số hạn chế trong du lịch được dỡ bỏ. Doanh nghiệp này cho rằng, việc các vaccine Covid-19 được sử dụng rộng rãi sẽ là chìa khóa để phục hồi nhu cầu du lịch.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *