hút fdi
Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Kinh tế Việt Nam đầy triển vọng với vốn đầu tư nước ngoài 14 tỷ USD

4 phút, 52 giây để đọc.

Tính đến ngày 20/5, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư gần 14 tỷ USD vào Việt Nam, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có thông báo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Cụ thể hơn, tính đến ngày 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh vốn góp, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực tế hiện ước đạt 7,15 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 613 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bằng 50% so với cùng kỳ nhưng tổng vốn đăng ký đạt gần 8,83 tỷ USD, tăng gần 19%. Đây đúng là dấu hiệu tích cực cho tình hình thị trường và kinh tế trong nước.

Số liệu về việc rót vốn của các nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài rót gần 14 tỷ USD vào Việt Nam tính tới ngày 20/5, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa thông tin về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo đó, tính đến 20/5, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn. Mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14 tỷ USD. Tăng 0,8% so với cùng kỳ 2020. Vốn thực hiện ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7%.

các nhà đầu tư nước ngoài

Cụ thể, có 613 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bằng 50% cùng kỳ. Nhưng tổng vốn đăng ký đạt gần 8,83 tỷ USD; tăng gần 19%. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,86 tỷ USD. Tăng 11,7% và 1.422 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng quy mô hơn 1,3 tỷ USD.

Theo từng lĩnh vực

Tính theo lĩnh vực đầu tư, khối ngoại rót vào 18 lĩnh vực. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn hơn 6 tỷ USD. Chiếm 44% tổng mức đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,43 tỷ USD, chiếm gần 39%. Các lĩnh vực đứng sau là kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ. Với tổng vốn đăng ký 1,05 tỷ USD và gần 522 triệu USD.

Hiện Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,26 tỷ USD. Chiếm gần 37,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Nhật Bản đứng thứ hai với 2,59 tỷ USD. Nhà đầu tư từ Hàn Quốc đứng thứ ba với 1,83 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan.

lĩnh vực

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 56 tỉnh, thành. Trong đó Long An dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 3,35 tỷ USD. TP HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,34 tỷ USD. Cần Thơ đứng thứ ba với 1,32 tỷ USD. Tiếp theo là Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Giang,…

Tính lũy kế đến ngày 20/5, cả nước có 33.615 dự án còn hiệu lực. Với tổng vốn đăng ký gần 400 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 240 tỷ USD. Bằng 60,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Tầm quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Sức ảnh hưởng của nhóm doanh nghiệp FDI cũng ngày càng tăng. Đặc biệt là xuất nhập khẩu. Xuất khẩu kể cả dầu thô của nhóm này ước đạt trên 98 tỷ USD. Tăng 36,5% so với cùng kỳ, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu kể từ đầu năm. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 97,4 tỷ USD, tăng 37%.

Nhập khẩu của khối FDI cũng ước trên 85,4 tỷ USD. Tăng gần 40% cùng kỳ và chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Xét chung về cán cân thương mại, các doanh nghiệp FDI xuất siêu 14,4 tỷ USD. Kể cả dầu thô và xuất siêu 12,6 tỷ USD không kể dầu thô.

FDI thế giới vẫn cần thời gian 

Diễn biến của dòng vốn FDI đặc biệt “nhạy cảm” với khả năng đi lại của nhà đầu tư. Việc mua cổ phiếu tại một công ty sản xuất ở nước khác là một chuyện. Nhưng tự mua khu đất, xây cơ sở hạ tầng và nhà máy lại là chuyện khác. FDI sẽ không thể hồi phục hoàn toàn cho đến khi hoạt động đi lại quốc tế trở lại gần sát ngưỡng trước đại dịch.

FDI thế giới

Đặc biệt đối với phần đông nước đang phát triển tại châu Á. Viễn cảnh trên dường như khá xa vời. Ngay cả tại những nước mà đã có đủ năng lực tài chính. Để tiêm chủng, tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 vẫn ở mức thấp. Các biện pháp hạn chế đi lại dự kiến sẽ vẫn được áp dụng trong suốt năm. Và thậm chí lâu hơn nữa tại nhiều nơi.

Chính vì vậy, cũng không ngạc nhiên khi mà FDI được dự báo cho đến năm 2028 vẫn sẽ không thể trở lại ngưỡng kỷ lục từng được thiết lập vào năm 2016. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vốn đã yếu từ trước đại dịch Covid-19. Nguyên nhân chính do làn sóng bảo hộ dâng cao, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *