Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Phương pháp phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

4 phút, 30 giây để đọc.

Bệnh đái tháo đường hay bệnh tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mãn tính khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Nguyên nhân cơ bản của bệnh rất đa dạng, tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường mắc phải. Tuy nhiên, dù thuộc loại tiểu đường nào thì căn bệnh này vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường là gì, cách điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là thuật ngữ dùng để đề cập đến một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose). Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô, đồng thời đóng vai trò chính trong những hoạt động của não.

Bệnh tiểu đường là gì?

Nguyên nhân cơ bản gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc là loại đái tháo đường mắc phải. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các dạng tiểu đường cơ bản

Hiện nay, các dạng tiểu đường thường gặp nhất là đái tháo đường tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ.

Đái tháo đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1, hay đái tháo đường tuýp 1, xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày.

Đái tháo đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 hay đái tháo đường tuýp 2, ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Không giống như tiểu đường tuýp 1, ở người mắc dạng đái tháo đường này, các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây mặc dù cơ thể vẫn tạo ra insulin.

Đái tháo đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh có thể hết sau khi sinh.

Các dạng bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn gồm tiểu đường đơn gene (monogenic diabetes) và tiểu đường do xơ nang (cystic fibrosis-related diabetes).

Tiền đái tháo đường

Mức đường huyết bình thường là từ 70-99mg/dL. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết cao hơn 125mg/dL. Nếu chỉ số đường huyết rơi vào khoảng 100-125mg/dL, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị tiền đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường

>>> Xem thêm tại Phương pháp phòng bệnh

Tình trạng này rất dễ phát triển thành tiểu đường tuýp 2, ngay cả khi người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2 cũng tương tự nhau, gồm:

  • Thừa cân
  • Bệnh sử gia đình mắc tiểu đường
  • Mức HDL cholesterol cao hơn 40 hoặc 50mg/dL
  • Bệnh sử mắc tăng huyết áp
  • Bị tiểu đường thai kỳ hoặc con sinh nặng cân (bé nặng hơn 4kg)
  • Bệnh sử buồng trứng đa nang
  • Trên 45 tuổi
  • Lười vận động

Nếu bạn bị tiền đái tháo đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để ngăn chặn bệnh tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2.

Những biện pháp phòng bệnh

Những biện pháp phòng bệnh

Theo dõi cân nặng thường xuyên:

  • Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và nâng cao sức khỏe. Nên uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.
  • Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.Uống đủ nước

Ăn nhiều rau xanh: Khi bắt đầu bữa ăn nên ưu tiên các loại rau xanh trước, sau đó mới ăn các loại thực phẩm khác. Cách đó giúp bạn no nhanh hơn.

Không xem tivi khi ăn: Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.

Bổ sung quế vào thực đơn: Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

Kiểm soát stress: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.

Ngủ đủ: Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Nguồn: vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *