Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Sự nguy hiểm và cách phòng bệnh quai bị

5 phút, 56 giây để đọc.

Bệnh Quai bị hay còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai ở người. Bệnh do virus paramyxovirus gây ra, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em từ 6 đến 10 tuổi. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, khu tập thể, ký túc xá,… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Tuy bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể để lại những biến

Những triệu chứng của bệnh

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai sưng to, có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. 

Những triệu chứng của bệnh

Sau 48h thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Sưng to vùng mang tai, có thể sưng 1 bên hoặc 2 bên và thường cách nhau vài ngày. Đây là dấu hiệu đặc trưng của quai bị.
  • Đau họng, và đau góc hàm.
  • Sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn.
  • Đau cơ, mệt mỏi toàn thân
  • Sợ gió, sợ ánh sáng.

Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết. Người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn (ở nam giới), viêm buồng trứng (ở nữ giới). Đây là bệnh lành tính mà hầu như ai cũng từng trải qua một lần song nếu không phát hiện sớm và chăm sóc hợp lý bệnh có thể gây ra biến chứng viêm tinh hoàn, dẫn đến vô sinh.

Phải làm gì khi mắc bệnh?

Phải làm gì khi mắc bệnh?

  • Cách ly và nên nghỉ ngơi tại giường.
  • Uống nhiều nước nhưng không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì nó chứa nhiều thành phần axit, gây kích thích các tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt và gây đau nhiều hơn.
  • Hạn chế thức ăn có chứa thành phần nếp (xôi, bánh chưng…) vì chúng có thể làm cho vùng hàm trở nên sưng to hơn.
  • Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai nhiều.
  • Kiêng nước lạnh và ra gió để tránh làm cho vùng quai bị bị sưng to và nặng hơn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Có thể bổ sung vitamin C để nâng cao khả năng miễn dịch.
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt thành phần Paracetamol khi có các triệu chứng sốt cao >38,5 độ C hay khi đau nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.
  • Có thể dùng bài thuốc dân gian dùng rượu hạt gấc bôi vào vùng bị sưng có tác dụng làm giảm triệu chứng sưng đau.

Chăm sóc bệnh nhân bị quai bị như thế nào?

Đối với người bình thường khi mắc bệnh

Người mắc bệnh cần được cách ly với mọi người cho đến khi nào thấy hết sưng, nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác. Trong gia đình có người mắc bệnh quai bị thì khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân.

Do sưng to tuyến nước bọt nên người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, vì vậy cần cho người bệnh ăn thức ăn lỏng để giúp cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng. Người bị quai bị nên kiêng ăn đồ chua và đồ uống có chất kích thích, vì các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng. Khi bệnh đỡ hơn nên chuyển qua thức ăn mềm chứ không ăn đồ cứng ngay. Mắc bệnh quai bị khiến cơ thể sốt và mất nước, vì thế người bệnh cần được bổ sung nước thường xuyên.

Đối với trẻ em

Đối với trẻ nhỏ cần cách ly trẻ, cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn. Không được đùa giỡn quá mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe trẻ đặc biệt là tinh hoàn của bé trai. Trong trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót để nâng tinh hoàn và giảm đau. Khi trẻ sốt, phụ huynh có thể cho trẻ uống paracetamol vừa hạ sốt vừa chữa đau đầu. Với hàm lượng 1 kg thể trọng/1 mg paracetamol có vị cam hoặc chanh cho dễ uống. Nếu trẻ còn sốt mà chưa đến cử uống thuốc. Mẹ có thể sử dụng những miếng dán hạ sốt cho trẻ.

Đối với trẻ em

>>>> Để biết thêm nhiều bài viết bạn hãy truy cập Sức khỏe

Ngoài ra, người mắc bệnh quai bị phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể, răng miệng sạch sẽ. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng. Và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển. Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin. Và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng khả năng miễn dịch. Trong trường hợp sốt cao liên tục. Không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Phòng bệnh quai bị

Cách phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh. Bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị. Để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay. Để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh.

Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Người mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Để phòng tránh lây bệnh cho người khác. Vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80%. Nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

Nguồn: tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *