tôm
Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Thị trường xuất khẩu tôm tăng mạnh bất chấp đại dịch Covid-19

3 phút, 57 giây để đọc.

Bất chấp Covid-19, trong bốn tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu lần lượt tăng 24,8% và 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu thống kê được của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng qua, tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 962 triệu USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế của các công ty thủy sản Việt Nam vẫn rất lạc quan. Trong khối CPTPP, thị trường Hoa Kỳ và EU đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng này.

Tình hình tăng trường của xuất khẩu tôm

Tăng mạnh nhất là thị trường Mỹ khi 4 tháng đầu năm nay; tôm Việt Nam xuất sang đây đạt 198 triệu USD. Tăng 24,8% và chiếm 20,6% tổng lượng tôm xuất khẩu. Việt Nam đang là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 4 của thị trường này (sau Ấn Độ, Ecuador, Indonesia). Dự báo trong quý tới, nhập khẩu tôm của Mỹ còn tăng trưởng mạnh.

tăng trường của xuất khẩu tôm

Với thị trường EU, đến hết tháng 4; tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang đây hơn 145 triệu USD. Tăng 18,5%, riêng tháng 4 là gần 50 triệu USD, tăng 45,2%.

Tại thị trường khối CPTPP, kim ngạch xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm; cũng đạt hơn 297 triệu USD, tăng 7,6% và chiếm gần 31% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Riêng tháng 4, thị trường lớn nhất khối là Nhật Bản đạt gần 178 triệu USD (tăng gần 6%). Một thị trường nổi bật khác trong khối là Australia tăng tới 177%…

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Nga thì ngược lại

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Nga giảm lần lượt 9,4% và 9%. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, tháng 4/2021, nước này đã nhập khẩu 43.000 tấn tôm nước ấm, giảm 19% so với cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu đạt 240 triệu USD, giảm 21% do giá nhập khẩu trung bình giảm 0,11 USD một kg so với tháng 4 năm ngoái, xuống còn 5,53 USD một kg. Trong 4 tháng đầu năm nay, khối lượng nhập khẩu tôm của Trung Quốc là 178.000 tấn, giảm 15%…

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

VASEP đánh giá, kể từ tháng 4, xuất khẩu tôm đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu tích cực ở một số thị trường lớn. Dự báo trong quý II, tổng giá trị xuất khẩu tôm có thể tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Không chỉ xuất khẩu, tình hình tiêu thụ tôm trong nước cũng có nhiều khởi sắc. Giá tôm nhích nhẹ do nguồn cung tăng chậm. Tại Bạc Liêu, giá tôm ướp lạnh 20 con một kg có giá 270.000 đồng, tăng 10.000 đồng so với tháng trước đó. Giá tôm thẻ cũng tăng thêm 6.000-8.000 đồng một kg. Dự báo tôm nguyên liệu sẽ còn tăng do nguồn cung đang hạn chế.

Chủ động đón đầu xu thế

Theo VASEP, trong năm 2021 ngành tôm Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD. Tăng khoảng 10% so với năm 2020. Dự báo này dựa trên cơ sở tiêu thụ ở các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, EU… tăng trở lại.

Tìm cơ hội kinh doanh trong bối cảnh trên, Thực phẩm Sao Ta có nhiều giải pháp kịp thời như: Mở rộng khu trữ nước nuôi, nâng đáy ao nuôi; cung ứng oxy và cách thức cho ăn cũng thay đổi, an toàn sinh học trại luôn được đề cao… Bên cạnh đó, Sao Ta cũng nhanh tay tranh thủ thời cơ với 2 nhà máy trong Khu công nghiệp An Nghiệp Sóc Trăng. Thi công cùng lúc từ năm 2020 với công suất chung 20.000 tấn/năm; mức đầu tư gần 400 tỷ đồng. Hiện tại nhà máy đang thi công hạ tầng và dự kiến sẽ sớm được đưa vào hoạt động.

đón đầu xu thế

Cũng trong xu thế mở rộng này, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú; có kế hoạch khởi công 2 nhà máy chế biến lớn tại Hậu Giang và Cà Mau. Công suất chung gần 50.000 tấn/năm, mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Công ty CP thủy sản Minh Hải (Sea Minh Hải) đang cải thiện điều kiện sản xuất; nâng công suất chế biến và an toàn thực phẩm cho cả 3 nhà máy của mình tại Bạc Liêu.

Nguồn: vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *