Trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp y học cổ truyền
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp y học cổ truyền

3 phút, 55 giây để đọc.

Tự kỷ là những tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Sự khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của loại bệnh tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực. Đó là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có những rối loạn cảm giác một cách bất thường.

Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo sự tăng động và trí tuệ kém. Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên nhiều. Cùng với đó là tần suất xuất hiện lên tới 1/100 trẻ. Và trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị mắc tình trạng tự kỷ nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.

Cách nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em mà phụ huynh nên biết

Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh. Trong đó có sự có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương. Đồng thời thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh. Nguyên nhân là do có xuất hiện những gen bất thường. Tuy nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết.

Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ như trẻ không biết chỉ tay. Ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, không làm theo hướng dẫn. Chơi một mình không chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình. Không khoe, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác. Một số trẻ chẳng biết lạ ai, đến nơi mới nào cũng không để ý đến sự đổi thay của môi trường. Nhưng lại có những trẻ rất sợ người lạ, sợ chỗ lạ. Trẻ thường gắn bó và để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới mọi người xung quanh.

Cách nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em mà phụ huynh nên biết

Bất thường về ngôn ngữ: chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói. Phát âm vô nghĩa, dạy không nói theo. Nếu trẻ nói được thì lại nói nhại lời, nhại quảng cáo, chỉ nói khi đòi ăn, đòi đi. Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Không biết đối đáp hội thoại, không biết kể lại những gì đã chứng kiến. Giọng nói khác thường như nói giọng lơ lớ, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói rất to,

Mới đây, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM đã hoàn tất quy trình tiếp nhận. Và đồng thời triển khai kỹ thuật “Tư vấn, điều trị hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ và thiểu năng não” từ Bệnh viện Châm cứu trung ương chuyển giao.

Những điều cần chú ý khi trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp Đông y

TS.BS Trương Thị Ngọc Lan (trưởng phòng đào tạo – nghiên cứu – chỉ đạo tuyến. Viện Y dược học dân tộc TP.HCM) cho biết. Bệnh viện Châm cứu trung ương đã chuyển giao đến Viện Y dược học dân tộc thành phố. Trong đó có các kỹ thuật và mô hình điều trị trẻ tự kỷ, thiểu năng não. Những kĩ thuật này được thực hiện tại Bệnh viện Châm cứu trung ương 7 năm.

Từ năm 2015 Bệnh viện Châm cứu trung ương đã chuyển giao. Giảng dạy các kỹ thuật không dùng thuốc như đại trường châm, cấy chỉ, thủy châm. Ngoài ra còn có xoa bóp day ấn huyệt – vật lý trị liệu và gần đây nhất là kỹ thuật nhĩ châm.

Những điều cần chú ý khi trị bệnh tự kỷ bằng phương pháp Đông y

Theo đó, viện triển khai kỹ thuật điều trị này được hơn một năm. Nhưng chỉ sử dụng những kỹ thuật đơn lẻ. Mang tính chất điều trị hỗ trợ trước khi được hỗ trợ quy trình mô hình đơn vị. Nhằm hỗ trợ chăm sóc trẻ tự kỷ, bại não trong đợt này.

Đến nay, kỹ thuật điều trị và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ và thiểu năng não của viện. Viện đã phối hợp giữa phương pháp không dùng thuốc như điện châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp – ấn huyệt, châm cứu… Cùng với các phương pháp điều trị bằng ngữ âm trị liệu, vật lý trị liệu, tâm thần trị liệu.

Xem thêm tin tức y học cổ truyền mới nhất tại đây.

Nguồn: tuoitre.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *