app
Công Nghệ Số Ứng Dụng - Phần Mềm hay

Xu hướng thị trường ứng dụng di động đầu năm 2021

5 phút, 53 giây để đọc.

 Vào ngày 11 tháng 5, Tập đoàn Appota đã phát hành một báo cáo thị trường: “Ứng dụng di động 2021“. Đây là báo cáo tiếp theo trong chuỗi báo cáo thị trường di động hàng năm của Appota. Nửa cuối năm 2020 trải qua đại dịch Covid-19 thứ hai, nhưng tác động không mạnh mẽ bằng đại dịch đầu tiên vì chính phủ có kinh nghiệm trong việc kiểm soát dịch bệnh. Điều này khiến Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có mức tăng trưởng GDP 2,91% trong quý III và IV. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nói chung và khoa học công nghệ nói riêng.

Thị trường di động thông minh vẫn sôi động

Dịch bệnh không còn quá nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng về smartphone và ứng dụng di động vẫn đi theo hướng cũ, tuy nhiên người Việt đang có nhu cầu tải và sử dụng các ứng dụng nhiều hơn so với năm 2019. Thị trường smartphone việt vẫn được dẫn đầu bởi 2 thương hiệu Samsung và Apple, riêng về thị phần doanh số chính ngạch thì Samsung vẫn dẫn đầu với mức tăng trưởng 24%.

Thị trường di động thông minh vẫn sôi động

Theo báo cáo “Thị trường ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành. Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%. Lượng người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95%. Và trung bình họ 3 giờ 18 phút để sử dụng Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone; đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến.

Nhờ giá thành rẻ, dễ tiếp cận chỉ với 260.000 VNĐ/tháng cộng với chất lượng Internet ngày càng được cải thiện. Hiện nay đã đạt tới 60,88 Mbps, tăng khoảng 40,7% so với năm 2019; đã khiến Internet được phủ sóng rộng rãi trên toàn quốc. Đưa Việt Nam nằm trong top 12 những quốc gia có giá thành Internet rẻ nhất trên toàn cầu. Và đứng thứ 2 Đông nam Á về tốc độ Internet trên di động.

Ứng dụng game di động tăng trưởng mạnh

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến thị trường; và khiến nhu cầu chơi game di động tăng trưởng mạnh trên toàn cầu. Việt Nam cũng có chung xu hướng này khi mọi chỉ số về lượt tải; số lượng game đều tăng trưởng mạnh so với năm 2019. 

Cụ thể, thị trường game di động chứng kiến tăng trưởng 40% doanh thu qua kho tải, lượt tải. Và số lượng game ra mắt cũng tăng mạnh so với 2019 và dự đoán có thể đạt con số 205 triệu USD vào năm 2021. Điều này chứng minh rằng thị trường game di động đã nhận được cú hích lớn từ Covid-19. 

Ứng dụng game di động

Bên cạnh đó, loại hình trò chơi Esport trên di động; cũng có dấu hiệu tăng trưởng đột biến sau đại dịch. Khảo sát của Appota cho thấy có tới 80% người chơi cho rằng; họ đã giành thêm nhiều thời gian tiếp xúc với các nội dung eSports trong giai đoạn giãn cách xã hội. 

Theo đó, trung bình người chơi dành 2 giờ 55 phút mỗi ngày; để chơi các trò chơi eSports. Số thời gian trung bình để xem livestream hoặc các giải đấu eSport là  2 giờ 10 phút. 

Đại dịch Covid-19 đem lại lợi ích cho nhiều ứng dụng di động

Sự bùng nổ của TikTok sau đại dịch với 16 triệu lượt tải trong năm 2020; đã khiến ứng dụng video ngắn trở thành xu hướng giải trí mới tại Việt Nam. Dự báo thị trường này sẽ còn sôi động hơn trong năm 2021; với sự vào cuộc của Instagram và Youtube.

nhiều ứng dụng di động

Các ứng dụng giao đồ ăn cũng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết sau đại dịch Covid-19. Và tạo thành thói quen mới của người Việt, thay thế các hình thức đặt đồ ăn truyền thống. Theo báo cáo của Appota, tỉ lệ đặt đồ ăn qua ứng dụng di động bên thứ 3; đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%. 

Hình thức gọi điện trực tiếp để đặt hàng đã sụt giảm đáng kể từ 71% xuống còn 23%. Lý giải cho điều này là do các ứng dụng giao hàng ăn đã tung ra nhiều khuyến mại lớn; để thu hút người dùng với sự cạnh tranh tranh sôi động giữa các đối thủ như: GrabFood, Now.vn, Go-Food, Bea Min…

Sức cạnh tranh giữa Ví điện tử và TMĐT ngày càng tăng

Lực lượng Startup ngày càng phát triển

Năm 2020, có 121 startup hoạt động trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam. Trong đó lĩnh vực thanh toán điện tử có số lượng startup lớn nhất. Chiếm 31%. Cao gấp 2 lần so với lĩnh vực P2P lending (cho vay ngang hàng) với 16%. Điều này chứng tỏ thị trường thanh toán; đang là thị trường có quy mô lớn nhất lĩnh vực fintech. Tuy nhiên ngược lại cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Startup ngày càng phát triển

Làn sóng Covid-19 và sự thúc đẩy thanh toán không tiền mặt từ chính phủ trong năm 2020 đã khiến nhiều ví điện tử được hưởng lợi với lượng người dùng gia tăng mạnh mẽ trong năm qua.  Đặc biệt có 2 ví điện tử nổi bật nhất là Momo đã đạt được 20 triệu người dùng, trở thành Ví điện tử có lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam và VNPAY đã được định giá trên 1 tỷ USD, trở thành startup kỳ lân thứ 2 của Việt Nam.

Ứng dụng di động ví điện tử và TMĐT ngày càng phổ biến

Ngành thương mại điện tử cũng không nằm ngoài biến động từ thị trường với mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD. Thương mại điện tử trên di động cũng theo đà tăng trưởng nhanh chóng, dự báo năm 2021 sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD và có xu hướng sẽ vượt qua nền tảng desktop trong vài năm tới.

Ứng dụng di động ví điện tử

Từ báo cáo của Appota có thể thấy, thị trường thanh toán điện tử và thương mại điện tử tuy ghi nhận là một xu hướng bùng nổ sau đại dịch và gia tăng một lượng lớn người dùng mới nhưng xét về mặt doanh thu thì không có sự đột phá. Điều này có thể lý giải bởi tác động kinh tế do đại dịch đã tạo ra tình trạng bất ổn về tâm lí người dùng, khiến cho sức mua của người tiêu dùng Việt bị hạn chế đáng kể.

Nguồn: danviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *