Những triết lý đầu tư chứng khoán từ Stephen Frank Mandel Jr
Chứng Khoán Đầu Tư Thị Trường

Những triết lý đầu tư chứng khoán từ Stephen Frank Mandel Jr

7 phút, 8 giây để đọc.

Chắc chắn một điều rằng, dù làm việc ở ngành nghề hay vị trí nào thì những bậc tiền bối luôn sẽ là người mang lại cho ta những kinh nghiệm và bài học quý giá nhất. Nếu dấn thân vào chứng khoán thì hãy học nhà đầu tư tỉ phú 64 tuổi Stephen Frank Mandel Jr. Đồng thời, ông cũng là nhà sáng tập, CEO của Lone Pine Capital, đây là một trong những quỹ đâu tư được đánh giá là lớn nhất trên thế giới. Ông có cách phân bổ vốn của mình vô cùng hợp lý và cách quản trị những rủi ro chặt chẽ.

Những bài học của nhà đầu tư lão làng của phố Wall luôn được mọi người hưởng ứng nhiệt tình. Bởi, nếu mang sự thông minh của mình mà không được rèn luyện học hỏi thì chắc chắn sẽ gặp phải nhiều rủi ro. Để hiểu rõ những ngọn ngành trong bài học của Stephen Frank Mandel Jr, hãy để etinmoi.com chia sẻ cũng bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Nhà đầu tư lão làng – Stephen Frank Mandel Jr

Cuộc đời tỷ phú Stephen Frank Mandel Jr

Stephen Frank Mandel Jr sinh ngày 12 tháng 3 năm 1956. Ông sinh ra trong một gia đình người Mỹ tại thị trấn Darien. Cha ông là thợ cơ khí, còn mẹ ông làm giáo viên dạy nhạc. Mandel trải qua một tuổi thơ êm đềm và quan tâm, che chở của cha mẹ. Đây chính là bước đệm vững chắc cho quãng thời gian học hành và cả sự nghiệp sau này của ông.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Mandel theo học chính trị tại trường đại học Dartmouth. Sau đó, năm 1978, ông tiếp tục đăng ký học thêm ngành kinh tế tại đại học Harvard. Ngay từ khi đi học, ông đã dành 3000 USD tiền làm thêm của mình để mở tài khoản môi giới và bắt đầu đầu tư.  

Nhà đầu tư lão làng - Stephen Frank Mandel Jr

Dấn thân vào thị trường chứng khoán

Sau khi tốt nghiệp, từ năm 1982 đến năm 1984, ông làm việc tại Mars & Co. Với vị trí là cố vấn đầu tư tài chính cao cấp. 5 năm sau, Mandel chuyển tới  Goldman Sachs và làm việc với tư cách là nhà phân tích bán lẻ – tiêu dùng. Sau đó, ông thi tuyển vào Tiger Management – một trong những quỹ đầu cơ đầu tiên và nổi tiếng nhất tại phố Wall. Đây là tổ chức quỹ do Julian Robertson thành lập với vị trí nhà phân tích tài chính cao cấp.

Năm 1997, ông rời Tiger sau nhiều năm giữ trị trí Giám đốc điều hành. Tiếp đó là ông tự mình thành lập quỹ phòng hộ Lone Pine Capital LLC. Tên gọi này được ông đặt theo tên một cây thông sống sót sau một vụ sét đánh năm 1887 trong khuôn viên Đại học Dartmouth. Khi mà hầu hết tất cả các cây cối trong trường đều cháy rụi.

Từ tháng 1 năm 2019, Stephen Frank Mandel Jr không còn quản lý các khoản đầu tư cho Lone Pine Capital nhưng vẫn là CEO. Tính đến thời điểm hiện tại, tài sản ước tính của ông khoảng 3,9 tỷ USD (công bố của Forbes). Trong năm 2020, Lone Pine Capital thu về 9,3 tỷ USD, giúp quỹ này đứng thứ 3 trong danh sách 20 quỹ phòng hộ hiệu quả nhất (sau Tiger Globe và Millenium).

Những bài học đầu tư đắt giá của ông chủ Lone Pine Capital 

Để xây dựng được một đế chế vững chắc như ngày nay, tài năng, bản lĩnh của Mandel là không thể phủ nhận. Những bài học ông thường sử dụng và tư vấn cho nhiều khách hàng được gói gọn dưới đây.

Stephen Frank Mandel Jr chia sẻ cách thức phân bổ vốn đầu tư hợp lý

Đây là bước đầu tiên của việc quản trị rủi ro song thực tế lại không nhiều người vận dụng tốt điều này. Đây chính là lý do khiến cho họ thua lỗ hoặc nếu có lãi thì chỉ rất ít. Phân bổ nguồn vốn không đồng nghĩa với việc chia đều vốn vào số cổ phiếu bạn nắm giữ. Theo Mandel, mỗi nhà đầu tư nên có từ 4-5 cổ phiếu trong danh mục. Đồng thời, lựa chọn ra những cổ phiếu tốt, tiềm năng cao để bỏ vốn nhiều hơn. 

Đặc biệt, “không bỏ hết trứng vào cùng 1 rổ”. Điều đó luôn cần thiết trên thị trường chứng khoán, nhất là với các nhà đầu tư mới. Việc phân bổ vốn đầu tư chính là bước ngoặc quan trọng trong hành trình đầu tư chứng khoán. Việc phân bổ hợp lý sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để thu về lợi nhuận.

Cách quản trị rủi ro trước khi bắt đầu đầu tư chứng khoán

Về cách quản trị rủi ro trong danh mục, Stephen Frank Mandel Jr đã đưa ra những gợi ý tương ứng với các nhà đầu tư khác nhau. Cụ thể như sau:

Nhà đầu tư trẻ tuổi, ưa mạo hiểm, tỷ lệ đầu tư tối đa chỉ nên ở mức 10%. Nhà đầu tư chuyên nghiệp muốn “ăn chắc mặc bền” chỉ nên đầu tư với tỷ lệ khoảng 5%. Nhà đầu tư có quan điểm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro có thể đầu tư. Cụ thể là với số vốn không quá 10% tài sản. Trong đó dành 3% cho tiền kỹ thuật số và 5% vào cổ phiếu. Nếu bạn đã nghỉ hưu thì nên đầu tư 5% tài sản vào cổ phiếu. Như vậy tùy vào mỗi nhà đầu tư sẽ có một mức đầu tư phù hợp để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Cách quản trị rủi ro trước khi bắt đầu đầu tư chứng khoán

Không nên quá tự tin khi thực hiện các giao dịch chứng khoán

Nhiều năm chinh chiến trên thị trường, Mandel nhận ra rằng đám đông điên loạn thường sẽ phi lý trí và để cảm xúc lấn át. Đây cũng là lúc họ dễ phạm phải sai lầm nhất.​ Vì vậy, nhà đầu tư không nên quá tự tin khi đặt lệnh. Hãy biết kiềm chế lại “cái tôi” của bản thân. Hãy chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm dần dần. Đó mới là tiền đề để tạo nên thành công. 

Bạn quá tự tin khi vào lệnh, bạn đặt bạn vào rủi ro. Vì cái tôi của mình và chắc chắn bạn sẽ tiếp tục mất tiền. Đừng quá tự tin, hãy chăm chỉ học hỏi, rèn luyện ắt đầu tư sẽ có ngày thành công. Hãy luôn nhớ: “Sự thông minh mà bạn có được nếu không rèn luyện học hỏi mà đem nó đi chiến đấu với thị trường ngay tức khắc vốn là một điều vô cùng sai lầm”.

Hãy nghiên cứu thị trường và lựa chọn các cổ phiếu tốt 

Trong chiến lược mua và nắm giữ, phân tích, sàng lọc thì việc lựa chọn cổ phiếu là điều kiện tiên quyết để có thể thu được lợi nhuận tối ưu. Để làm được điều này, bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu. Đặc biệt là thật sự am hiểu về những công ty mà mình nắm giữ. Nếu tình hình không có gì thay đổi, nhà đầu tư không nên bán cổ phiếu của mình.

Với đầu tư lướt sóng, bạn sử dụng phân tích kỹ thuật và tìm ra những điểm phù hợp. Sau đó, tiến hành mua/bán lướt sóng dựa trên những cổ phiếu có nền tảng cơ bản.

Giờ đây, nhờ sự trợ giúp của máy tính, công nghệ, nhà đầu tư có thể sàng lọc cổ phiếu dựa vào một số yếu tố như: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn. Ngoài ra còn có các chỉ số về khả năng sinh lời như ROA, ROE, EBITDA. Định giá theo các phương pháp tương đối như P/E, P/B, PEG…  Mặc dù vậy, việc tìm kiếm cổ phiếu vẫn rất tốn thời gian. Đòi hỏi nhà đầu tư phải hết sức tập trung và kiên nhẫn. Mặt khác, nhà đầu tư cũng cần hiểu rằng kết quả quá khứ sẽ không đảm bảo kết quả tương lai. Song dù là đầu tư dài hạn hay lướt sóng, những cổ phiếu tốt sẽ mang tới nhiều cơ hội thành công. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều rủi ro. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *