Ngành Đông y của Việt Nam có thể chữa các bệnh mãn tính hiệu quả
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Ngành Đông y của Việt Nam có thể chữa các bệnh mãn tính hiệu quả

3 phút, 49 giây để đọc.

Y học cổ truyền là ngành Đông y có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa và Việt Nam. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là người đi đầu của nghề y Việt Nam. Trong đó bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Dựa trên nền tảng của 2 mặt Âm Dương – Ngũ Hành. Y học cổ truyền của ta đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện.

Từ thời Văn Lang hay Ðại Việt ngày xưa. Y học Việt Nam đã dựa trên nền tảng của sự kết hợp giữa lý luận y học phương Ðông. Cùng với đó là kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Thêm vào đó là khả năng hiểu biết,và cách sử dụng các nguồn dược liệu. Thảo dược phong phú trong vùng nhiệt đới đã tạo ra nền y học cổ truyền phát triển ở Việt Nam. Mục tiêu chính của phương pháp chính là việc điều trị y học cổ truyền chính là tập trung vào việc điều chỉnh. Đồng thời cân bằng những yếu tố Âm – Dương trong cơ thể. Điều này có hỗ trợ cải thiện sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.

Ngành Đông y có vai trò quan trọng trong chữa các bệnh mãn tính

Tại hội nghị, dược sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM, cho biết. Hiện TP.HCM có 1.548 cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trong đó có 2 bệnh viện y dược cổ truyền. 100% bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền, 22/23 bệnh viện quận. huyện có khoa y học cổ truyền. 260/319 trạm y tế phường xã có bộ phận y học cổ truyền…

Ngành Đông y có vai trò quan trọng trong chữa các bệnh mãn tính

Tỷ lệ bệnh nhân khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại ở cơ sở y tế tuyến tỉnh là 8%, quận huyện 9,5% và phường xã là 17%. Lượng dược liệu, vị thuốc, thuốc thành phẩm y học cổ truyền đấu thầu vào các cơ sở y tế mỗi năm trên 500 tỷ đồng. Theo dược sĩ Dũng, vai trò của y học cổ truyền đối với các bệnh mãn tính rất hiệu quả.

10 năm qua, TP.HCM đào tạo được 520 lương y, 153 lương dược. 544 kỹ thuật viện châm cứu và 489 kỹ thuật viên dược. TP.HCM cũng đã cấp 48.069 chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền. Và 1.073 giấy phép hoạt động.

Y học cổ truyền cần được áp dụng rộng rãi hơn trong chữa bệnh

Tuy nhiên, theo ông Dũng, hiện nay, vấn đề còn bất cập. Đó là người hành nghề chưa nắm vững kiến thức cơ bản về lý luận y học cổ truyền. Nhiều bất cập trong đãi ngộ bác sĩ y học cổ truyền. Chưa quy định thời lượng và khối lượng tối thiểu cập nhật kiến thức chuyên môn cho lương y, lương dược, kỹ thuật viên.

Một thực tế khác là hiện nay đang thiếu cán bộ chuyên trách y học cổ truyền, các trường chưa đào tạo chuyên sâu về y học cổ truyền. Cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn các khoa y học cổ truyền chưa đáp ứng yêu cầu điều trị. Tỷ lệ người sử dụng thuốc y học cổ truyền còn thấp. Nguồn dược liệu chủ yếu nhập khẩu. Các bài thuốc y học cổ truyền bị thất truyền cần phải khôi phục.

Y học cổ truyền cần được áp dụng rộng rãi hơn trong chữa bệnh

Ngoài việc phấn đấu tăng tỷ lệ khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các bệnh viện, cơ sở y tế đến năm 2025 – 2030, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định về lĩnh vực phát triển y học cổ truyền. tăng cường nguồn ngân sách phát triển y học cổ truyền. Bộ Y tế ban hành đầy đủ tiêu chuẩn dược liệu và vị thuốc cổ truyền. Có cơ chế kiểm soát được giá dược liệu. khuyến khích nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học cổ truyền; quy định về việc công nhận bài thuốc gia truyền;

Kiến nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các thuốc dược liệu. Thuốc y học cổ truyền sản xuất tại cơ sở khám, chữa bệnh cung ứng trên địa bàn TP.HCM được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Xem thêm tin tức y học cổ truyền mới nhất tại đây.

Nguồn: thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *