Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Phòng bệnh vảy nến như thế nào là hiệu quả?

5 phút, 57 giây để đọc.

Bệnh vẩy nến là một bệnh da liễu mang tính miễn dịch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị bệnh vẩy nến sẽ có một lượng lớn các cytokine được sản xuất trong các tế bào miễn dịch. Bệnh này không phải do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra trên da. Vì vậy, bệnh không thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc niêm mạc, dịch tiết hay quan hệ tình dục. Bệnh vảy nến dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và có thể gây biến chứng viêm nhiễm, biến dạng khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả.

Bệnh vẩy nến là gì?

Bệnh vảy nến là tình trạng trên da xuất hiện những mảng da lớn có màu đỏ tía và đã bị tróc vảy gây mất thẩm mỹ. Xếp thành nhiều lớp vảy màu trắng bạc, dễ tróc. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng khuỷu tay, vùng đầu gối, da đầu. Và đôi khi cũng có thể là vùng khác trên cơ thể.

Bệnh vảy nến là gì?

Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh vảy nến một cách rõ ràng. Theo nhiều nghiên cứu nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến là do rối loạn hệ miễn dịch và do yếu tố di truyền.

Ngoài ra, nghiện bia rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, stress, ô nhiễm môi trường… Là một số yếu tố gây ảnh hưởng, làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Yếu tố di truyền: Bố mẹ mắc bệnh vảy nến có di truyền sang con và theo nhiều nghiên cứu thì yếu tố này lên đến 40%.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Bệnh vảy nến là do một số tế bào miễn dịch không tấn công lại vi khuẩn, virut có hại mà lại tác động tới biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng chết đi.
  • Yếu tố tâm lý: Những người thường xuyên căng thẳng với công việc, tâm lý lo lắng, mệt mỏi, stress…Sẽ khiến da xấu đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
  • Ô nhiễm môi trường: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, nước bẩn. Trong quá trình sinh hoạt không vệ sinh đúng cách khiến da bị nhiễm khuẩn. Sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh dễ gây ra bệnh vảy nến.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng, lối sống không khoa học. Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như cà phê, trà đặc…Dễ gây bệnh vảy nến trên da.
  • Bệnh vảy nến khó điều trị dứt điểm dù nó là một bệnh lành tính. Do đó,  hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết hầu phòng tránh bệnh vảy nến các bạn nhé.

Bệnh vẩy nến có di truyền không?

Theo nhiều tài liệu, bệnh vảy nến có tính di truyền từ bố mẹ. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng con bị bệnh vảy nến khoảng 10%. Tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 40% nếu cả bố hoặc mẹ đứng trước nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh vảy nến thì nguy cơ các thành viên còn lại mắc bệnh gấp 5 lần so với những người bình thường.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tính di truyền của bệnh vảy nến. Họ đã tìm thấy những tổn thương da do bệnh vảy nến gây ra có chứa các đột biến gen (alen). Một alen sẽ chịu trách nhiệm di truyền bệnh vảy nến trong gia đình.

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Bên cạnh đó, những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng đã xác định 25 vùng khác nhau trong bộ gen có liên quan trực tiếp đến bệnh vảy nến. Chính vì vậy, vảy nến là bệnh lý có tính di truyền.

Ngoài nguyên nhân do yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch. Những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá), stress kéo dài. Tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, sử dụng thuốc điều trị bệnh huyết áp, da bị cháy nắng. Dùng mỹ phẩm chứa các thành phần gây kích ứng da, ăn phải những loại thực phẩm chứa chất kích thích,…

Phòng bệnh vẩy nến như thế nào?

Phòng bệnh vảy nến như thế nào?

>>> Truy cập nhiều hơn tại Phương pháp phòng bệnh

Phòng bệnh

  • Theo các chuyên gia y tế, việc phòng tránh vảy nến khá đơn giản. Chỉ cần tuân thủ theo những cách sau đây sẽ giúp loại bỏ nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
  • Thường xuyên tắm giặt, thay quần áo, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ cá loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng. Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, chứa nhiều chất xơ như các loại rau họ cải; các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua… Thường xuyên uống nước để da không bị khô ráp.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cũng là cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả. Nếu buộc phải làm việc với hóa chất cần mặc trang phục bảo hộ, đeo găng tay để tránh nhiễm độc.
  • Để da luôn mềm mại hàng ngày phải sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress. Thường xuyên vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.

Vỉ sao phải phòng bệnh vẩy nến?

Bệnh vảy nến xuất hiện trên da sẽ làm mất thẩm mỹ và làm người bệnh khó chịu. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh họat. Do đó, áp dụng đúng phương pháp phòng tránh bệnh vảy nến sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Luôn có một làn da khỏe mạnh.

Vậy là các bạn đã biết cách phòng tránh bệnh vảy nến rồi phải không. Như đã nói trên khi mắc bệnh thì rất khó trị dứt nên phòng bệnh rất quan trọng. Ngoài việc phòng bệnh, tuy không có tác dụng trị bệnh. Nhưng các chuyên gia làm đẹp luôn đề cập đến vấn đề cải thiện da sâu từ bên trong với Collagen Gold Adiva. Chiếm đến 70% cấu trúc da, Collagen tạo thành mạng lưới giữ nước bên dưới da, giúp da luôn ẩm mịn, mềm mượt tự nhiên. Làm giảm việc hình thành các nếp nhăn, giúp da tươi trẻ dài lâu. Đặc biệt trong tinh chất Collagen Gold Adiva còn chứa các thành phần Ceramides giúp giữ ẩm cho da hiệu quả. Biotin, L-Theanin, Gaba, và nhiều dưỡng chất khác giúp các bạn bảo vệ sức khỏe tuyệt vời.

Nguồn: adiva.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *